facebook

0914 701 648

Zalo

Tin tức

Có nên xây dựng nhà thép tiền chế để ở hay không?

 

      Có nên xây nhà thép tiền chế? Nhà tiền chế ở được bao lâu. Là câu hỏi của rất nhiều người khi vừa mới nghe đến hoặc được đề xuất xây dựng. Mọi người đã quá quen thuộc với lối xây dựng nhà truyền thống từ hàng ngàn năm nay. Nên khái niệm này còn quá xa lạ và chưa được sử dụng phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu về nhà tiền chế để xem đây có phải là kiểu nhà đáng để xây dựng và để ở không nhé!

 

 

Nhà tiền chế là gì?

 

      Nhà tiền chế là lối kiến trúc được thi công bằng cấu kiện thép là chủ yếu. Được gia công sản xuất và lắp ráp dựa trên bản vẽ kĩ thuật và kiến trúc. Để hoàn thành được một dự án nhà tiền chế phải trải qua 3 giai đoạn: thiết kế, gia công chế tạo khung thép và lắp dựng tại chỗ.

 

      Kiểu nhà tiền chế được áp dụng rộng rãi và phổ biến ở các nhà xưởng, showroom, trung tâm thương mại, sân vận động…Đối với nhà ở, nhà tiền chế chưa được sử dụng nhiều. Do mọi người còn e ngại về chất lượng cũng như mức độ che chắn và tuổi thọ của căn nhà.

 

 

Có nên xây nhà thép tiền chế để ở hay không? Nhà tiền chế có ưu điểm nào

 

      Nhà tiền chế có nên xây dựng để ở hay không thì bạn hãy xem qua những ưu điểm sau đây nhé. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào tài chính, nhu cầu, sở thích của gia chủ.

 

1. Thời gian thi công nhanh chóng. Tuổi thọ cao

 

      Đối với những ngôi nhà gia chủ mong muốn sở hữu nhanh, thời gian gấp rút thì nhà tiền chế là phương án vô cùng phù hợp. Được thi công trong 4 – 6 tuần (tùy thuộc vào quy mô cũng như công năng). Trong quá trình dựng móng thì thép đã được chế tạo và lắp ráp hoàn thiện, đến khi phần móng được xây dựng xong thì vận chuyển khung thép đến lắp đặt.

 

2. Tiết kiệm chi phí

 

      So với vật liệu xây dựng bê tông cốt thép, thì nhà tiền chế được hạn chế tối đa vật liệu xây dựng như: xi măng, cát, gạch… Tiết kiệm được khoản chi phí nguyên vật liệu khá nhiều. Đồng thời, thời gian thi công nhanh sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng cũng như chi phí nhân công và máy móc. Được thực hiện lắp ráp theo bản vẽ cũng không cần phải có nhân công nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao.

 

3. Thân thiện với môi trường

 

      Trong quá trình xây dựng, nếu như vật liệu bị thừa sẽ được tái chế, sử dụng lại cho những mục đích tiếp theo. Giảm thiểu được lượng rác thải góp phần trong việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thép còn an toàn đối với sức khỏe con người, cách nhiệt và cách âm tốt. Đảm bảo tiết kiệm được điện năng mà chúng ta dùng hàng ngày.

 

4. Tính linh hoạt. Di chuyển được

 

      Thép có tính dẻo nên có thể uốn cong được, thiết kế và tạo ra được rất nhiều công trình hiện đại vĩ mô. Đồng thời nhà tiền chế có thể tháo dỡ, di dời bất kì nơi đâu mà gia chủ mong muốn nếu như cảm thấy mình không phù hợp với nơi ở hiện tại.

 

 

Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của nhà thép tiền chế 

 

      Để kéo dài tuổi thọ của nhà tiền chế cần phải thực hiện và kiểm tra những điều dưới đây để đảm bảo sự lâu dài và chắc chắn. Phương pháp thi công bằng kết cấu thép có nhiều ưu điểm nhưng không thể bỏ qua những yếu tố ảnh hưởng này.

 

1. Thi công đạt chuẩn

 

      Quá trình thi công nhà tiền chế có nhiều sự khác biệt so với thi công nhà bê tông cốt thép. Yêu cầu đòi hỏi từng bước phải có sự kết nối với nhau đảm bảo kết cấu tốt nhất cho toàn bộ ngôi nhà. Vì thế cần phải lựa chọn đơn vị thi công nhà tiền chế uy tín, có nhiều kinh nghiệm để đảm bảo tuổi thọ của ngôi nhà được kéo dài.

 

2. Độ bền của thép

 

      Thép là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực: đóng tàu, cầu đường, nhà cao tầng,… bởi tính chất của thép phù hợp với những điều kiện thời tiết sẵn có. Không bị ăn mòn và chống chọi được mọi tác động của thiên nhiên như bão, mưa, sương…Thép nhẹ hơn so với bê tông nhưng mạnh hơn bê tông gấp 18 lần. Kết cấu cũng vì thế mà chắc chắn hơn.

 

      Ngoài ra, thép còn được mạ thêm một lớp chống gỉ sẽ làm cho công trình gia tăng sức mạnh đáng kể. Hơn nữa nhà tiền chế còn không bị thấm nước, chống chịu mối mọt và không cần sơn sửa định kỳ do dùng chất liệu tốt.

 

3. Nền đất xây dựng

 

      Lựa chọn những nền đất cứng để xây dựng tránh bị sụt sún, phải bồi thêm đất để nâng nền, đảm bảo phần nền được chắc chắn

 

4. Tính toán số liệu kết cấu trước khi thi công

 

      Kết cấu chịu lực của một ngôi nhà vô cùng quan trọng sẽ xác định được thời hạn của một ngôi nhà. Cần phải trao đổi bàn bạc cùng với kiến trúc sư để tính toán số liệu kết cấu chống đỡ một cách chính xác nhất.

 

 

      Qua đó, bạn có thể thấy xây dựng nhà tiền chế là một trong những phương án xây dựng tối ưu và có hiệu quả cao. Vô cùng tiện lợi đối với gia chủ và những gia đình không có nhiều điều kiện về mặt tài chính.