Tin tức
Tham khảo quy trình xây dựng nhà khung thép tiền chế cao tầng
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà tiền chế khung thép cao tầng được xây dựng thay thế cho các nhà cao tầng bê tông cốt thép thông thường. Đây là mô hình xây dựng được các chuyên gia xây dựng đánh giá cao về mặt kinh tế. Nhà tiền chế cao tầng là tòa nhà có chiều cao tòa nhà từ 2 tầng trở nên được lắp dựng theo các bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật. Quá trình xây dựng gồm ba bước hoàn chỉnh: Thiết kế, gia công cấu kiện thép và lắp dựng tại công trường.
1. Thiết kế
Sau khi khảo sát địa điểm, địa chất mặt bằng của công trường, kiến trúc sư sẽ lập bản vẽ thiết kế nhà khung thép cao tầng sơ bộ kiến trúc tổng thể, trình bản vẽ thiết kế cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư chốt bản vẽ sẽ làm việc với kỹ sư thiết kế để ra bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu,…
- Kỹ sư xây dựng sẽ lập các bản vẽ gia công chi tiết và bản vẽ lắp dựng. Trong các bản vẽ phải lưu ý:
- Bản vẽ gia công: Phải ghi chính xác, đầy đủ các kích thước số hiệu số lượng bản vẽ, các yêu cầu kỹ thuật của từng cấu kiện.
- Bản vẽ lắp dựng: Phải chỉ ra sơ đồ bố trí từng cấu kiện để không có sai sót trong quá trình lắp dựng.
2. Gia công cấu kiện
Phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đã ghi trên bản vẽ khi gia công cấu kiện. Lưu ý trong quá trình gia công nhà thép nhiều tầng lầu phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật để không có sai sót.
Hàn là công đoạn quan trọng nhất để liên kết các chi tiết của nhà tiền chế cao tầng với nhau vì vậy phải đặc biệt chú ý công đoạn này. Khi hàn xong, ta phải kiểm tra kỹ độ cong vênh và chỉnh sửa chỗ hàn sao cho cấu kiện công trình có thể kết nối đúng kỹ thuật.
Để cho lớp sơn bám dính và chống gỉ tốt hơn thì các khung thép phải được vệ sinh kỹ trước khi sơn lớp lót và sơn phủ. Tiêu chuẩn vệ sinh cấu kiện thép phải được làm sạch bằng bàn chải sắt, phun cát hoặc phun bi trước khi sơn.
3. Lắp dựng
Theo vị trí công trường, khẩu độ hay chiều cao nhà mà ta có phương án lắp dựng nhà khung thép tiền chế cao tầng cụ thể.
Công nhân sẽ tiến hành lắp dựng từng phần của công trình theo thứ tự cột, kèo dùng cáp để chằng, giữ cho khung thép đứng vững không xê dịch. Sau đó mới đến khung thứ 2, phải dùng cẩu để lắp đặt toàn bộ xà gồ của gian thứ nhất. Cứ lần lượt thực hiện các thao tác như vậy cho đến hết.
Nếu chiều dài nhà lớn thì cứ cách 3 khung, công nhân phải neo và chằng cáp như khung đầu tiên, chỉnh lại những khung thép chưa đúng vị trí để tránh sai số lũy tuyến cho cả tòa nhà.
Các kỹ sư cần phải kiểm tra và cân chỉnh lại toàn bộ hệ khung thép sau khi lắp xong khung kèo và xà gồ để đảm bảo hệ khung để được lắp đặt chính xác và đứng vững.
Sau khi lắp xong hệ khung thép – xương sống của tòa nhà, công nhân sẽ lắp đặt các thiết bị phụ (ty giằng, cáp giằng..) sơn dặm lại lớp sơn bị trầy xước trong quá trình lắp đặt. Để đảm bảo an toàn và tính chính xác cao, phải đặc biệt lưu ý không tháo dỡ cáp neo chằng ban đầu dùng để cố định khung cho đến khi hoàn tất công việc lợp tôn mái.
Các bài viết khác
- Hưng Hoàng Phát - Thi Công Nhà Thép Tiền Chế Có Gác Lửng tại Bình Dương
- Hưng Hoàng Phát - Xây Dựng Nhà Thép Tiền Chế uy tín nhất tại Tân Uyên - Bình Dương
- Top 4 loại nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
- Dự Án Thi Công Nhà Xưởng Công Nghiệp Tại Long Nguyên - Bàu Bàng
- Thi Công Nhà Xưởng Công Nghiệp Tại Long Nguyên - Bàu Bàng
- Mối Quan Hệ Mật Thiết Giữa Nhà Lắp Ghép Và Bê Tông Khí Chưng Áp
- Thi Công Nhà Thép Tiền Chế - Công Trình Thảo Điền Quận 2
- Xây nhà lắp ghép bê tông siêu nhẹ nào tốt? Giá bao nhiêu?
- Xây Nhà Lắp Ghép Bằng Bê Tông Nhẹ Tại Bàu Bàng
- Thi công nhà lắp ghép tiền chế bằng tấm bê tông nhẹ - Thủ Dầu Một, Bình Dương